A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO ĐÁY (SQUAMOUS CELL CARCINOMA – SCC)

  1. ĐẠI CƯƠNG
Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại ung thư khởi phát từ tế bào đáy – loại tế bào trong da có chức năng tạo ra tế bào mới thay thế cho tế bào cũ. Đây cũng là loại ung thư da phổ biến nhất, bệnh thường xuất hiện dưới dạng các nốt trên bề mặt da, có thể chảy máu. U có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào nhưng thường xuất hiện ở những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như vùng mặt, đầu cổ.
  1. NGUYÊN NHÂN
Ung thư biểu mô tế bào đáy xảy ra do sự phát triển, phân chia bất thường của tế bào đáy ở da. Nguyên nhân dẫn đến tổn thương DNA trong tế bào đáy được cho liên quan trực tiếp đến bức xạ tia cực tím UV. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thường xuyên không dùng bất kỳ biện pháp che chắn, bảo vệ nào được cho làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy. Ngoài ra, tia UV có trong các loại đèn của giường tắm nắng nhân tạo.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào đáy bao gồm:
  • Ánh sáng mặt trời.
  • Xạ trị.
  • Chủng tộc da trắng.
  • Người cao tuổi.
  • Suy giảm miễn dịch.
  • Tiếp xúc với Asen.
  1. LÂM SÀNG
Một số triệu chứng ung thư biểu mô tế bào đáy phổ biến gồm:
Xuất hiện các cục u, vết sưng tấy, mụn nhọt, lở loét hoặc có vảy trên da.
Khối u có màu trong mờ, có thể hơi nhìn xuyên qua, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu đen.
Khối u có màu sáng bóng hơn vùng da xung quanh, có thể nhìn thấy các mạch máu nhỏ.
Cảm giác ngứa ngáy, đau rát.
Vết lở loét rỉ ra chất lỏng hoặc chảy máu.
  1. PHÂN LOẠI
Các loại ung thư biểu mô tế bào đáy phổ biến gồm:
- Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng nốt (chiếm khoảng 60%): Đây là loại ung thư biểu mô tế bào đáy phổ biến nhất. Dấu hiệu ung thư là những nốt nhỏ, bề mặt bóng, sờ vào cứng chắc, có màu trong mờ hoặc màu hồng, thường xuất hiện ở mặt. Các nốt có thể lở loét, đóng vảy ở trung tâm.
- Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng lan trên bề mặt (chiếm khoảng 30%): Đây là loại ung thư da phổ biến nhất ở người trẻ, thường xuất hiện ở thân và vai. Dấu hiệu ung thư biểu mô tế bào đáy bề ngoài thường có những mảng đỏ hoặc hồng, có bờ rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với bệnh vảy nến hoặc viêm da.
- Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng thâm nhiễm (chiếm 5-10%): Loại này thường xuất hiện ở mặt, gồm các mảng bám dạng sáp, giống vết sẹo, bờ không rõ ràng, bề mặt phẳng, có thể có màu đỏ nhạt, có khả năng thâm nhập các dây thần kinh ở da
5. CHẨN ĐOÁN
Các phương pháp chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy gồm:
Khám da: Bác sĩ kiểm tra, tìm kiếm các dấu hiệu tăng trưởng bất thường, gồm kích thước, hình dạng, màu sắc, kết cấu vùng da tổn thương bằng mắt thường. Đồng thời kết hợp khai thác thói quen sinh hoạt, bệnh sử cá nhân và gia đình nhằm đưa ra tiên lượng ban đầu.
Sinh thiết: Kết quả giải phẫu mô tế bào học là căn cứ giúp quan sát cấu trúc tế bào ung thư, giúp bác sĩ đánh giá mức độ ảnh hưởng và hướng điều trị phù hợp.
  1. TIÊN LƯỢNG
Ung thư biểu mô tế bào đáy có tiên lượng điều trị rất tốt. Tế bào ung thư tiến triển chậm, ít ảnh hưởng đến các mô lành của các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư biểu mô da có thể tử vong do ung thư xâm lấn hoặc ảnh hưởng đến các cấu trúc, cơ quan như miệng, tai, mắt, xương…
Tỷ lệ sống thêm 5 năm đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy rất cao, điều này đồng nghĩa hầu như tất cả người bệnh nhận chẩn đoán mắc ung thư biểu mô đáy đều có thể sống thêm 5 năm trở lên kể từ lần chẩn đoán đầu tiên.
Gần 25% bệnh nhân ung thư tế bào đáy có thể tái phát trong vòng 5 năm kể từ thời điểm chẩn đoán ban đầu. Do đó bệnh nhân có tiền sử mắc ung thư biểu mô tế bào đáy nên được kiểm tra da thường niên nhằm sớm phát hiện nguy cơ ung thư biểu mô đáy quay trở lại.
  1. ĐIỀU TRỊ
Điều trị khối u biểu mô tế bào đáy nguyên phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại ung thư, kích thước, mức độ ảnh hưởng, vị trí, nguyện vọng của bệnh nhân… Để loại bỏ khối u biểu mô đáy, bác sĩ có thể chỉ định một trong các lựa chọn điều trị sau:
- Phẫu thuật cắt rộng tổn thương: Đây là thủ thuật loại bỏ khối u bằng phương pháp cắt rộng quanh tổn thương để đảm bảo lấy trọn tổn thương và khâu da sau cắt bỏ.
- Liệu pháp cắt bỏ kiểm soát vi mô Mohs: Phương pháp này bao gồm việc kiểm tra mô được cắt bỏ dưới kính hiển vi. Quá trình quan sát từng lớp một nhằm đảm bảo khối u đã được cắt bỏ hoàn toàn.
- Liệu pháp áp lạnh: Đây là phương pháp sử dụng ni-tơ lỏng áp vào đông lạnh khối u để loại bỏ chúng.
- Hóa trị bằng kem Imiquimod: Đây là phác đồ điều trị bằng chất điều chỉnh phản ứng miễn dịch.
- Hóa trị bằng kem Fluorouracil: Phương pháp này sử dụng một chất gây độc tế bào tại chỗ để tiêu diệt tế bào ung thư.
-Tia laser: Sử dụng chùm tia năng lượng cao để loại bỏ khối u, giúp hạn chế vết sẹo.
- Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao để điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy.
Đối với các trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy tái phát, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm phẫu thuật, xạ trị và liệu pháp nhắm mục tiêu nhằm đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
  1. PHÒNG BỆNH
Cách phòng ngừa ung thư biểu mô tế bào đáy tốt nhất là tránh để da bị cháy nắng, đặc biệt là khi còn trẻ. Những người thuộc chủng tộc da trắng và có bệnh sử gia đình ghi nhận mắc ung thư biểu mô đáy cần thực hiện các biện pháp tránh nắng hàng ngày và duy trì suốt đời.

Hình ảnh Ung thư tế bào vảy (Ảnh nguồn Internet)

Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức