A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRỨNG CÁ ĐỎ (Rosacea)

  1. Đại cương

Trứng cá đỏ là tình trạng bệnh lý với các biểu hiện ban đỏ, giãn mạch và sẩn mủ chủ yếu ở vùng mũi và má. Nó có thể gây ra các vấn đề về mắt. Các triệu chứng thường đến và đi, nhiều người cho biết rằng một số yếu tố nhất định như tiếp xúc với ánh nắng,stress, một số yếu tố miễn dịch, quá trình viêm và tăng sinh của mạch máu hay sự có mặt của ký sinh trùng Demodex…

Bệnh thường gặp ở người da trắng, ít gặp ở người châu Á, châu Phi.

Hay gặp ở người trung niên và lớn tuổi (>30 tuổi)

Phụ nữ thường hay gặp hơn nam giới, nhưng khi nam giới bị bệnh có xu hướng nặng hơn.

Một số ý kiến cho rằng bệnh có yếu tố di truyền.

  1. Đặc điểm lâm sàng.

Đa phần một người chỉ gặp một số triệu chứng của bênh trứng cá đỏ, tùy từng cá thể khác nhau mà biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Tình trạng này là mạn tính, bệnh thường tái phát thành từng đợt.

    1. Các thể thông thường

- Thể đỏ da giãn mạch:

Tình trạng đỏ da dai dẳng và giãn tĩnh mạch

Các triệu chứng cơ năng như bỏng rát, ngứa, đau nhức, da khô và đóng vảy trên vùng thương tổn

 

 

 

(nguồn ảnh internet)

 

- Thể sẩn mủ

Các sẩn mủ, mụn viêm đỏ đơn độc hoặc thành cụm thường đối xứng 2 bên ở vùng giữa mặt

Ngoài ra có thể thấy các sẩn mụn nước được phủ một lớp vảy mỏng bên trên. Phù bạch huyết có thể xuất hiện ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt

 

 

 

(nguồn ảnh internet)

 

- Thể phì đại

Hay gặp ở nam giới

Đặc trưng là sự tăng sinh lành tính của mô liên kết và các tuyến bã nhờn với các biểu hiện ở mũi (mũi sư tử), cằm (gnathophyma), trán (metophyma), mắt (blepharophyma)…

 

 

 

Hình ảnh mũi sư tử - (nguồn ảnh internet)

 

- Thể mắt

Các tổn thương ở mắt xuất hiện trên khoảng 30 - 50% bệnh nhân trứng cá đỏ

+ Các triệu chứng thường gặp nhất là viêm bờ mi và khô mắt

+ Người bệnh có thể cảm thấy khô, rát, chảy nước mắt hoặc đỏ mi mắt, mở mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng.

+ Viêm bờ mi (với tình trạng giãn mạch mi mắt, đôi khi là chấp hoặc lo) và viêm kết mạc là những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh trứng cá đỏ thể mắt. Đôi khi có thể là phù mi mắt và quanh ổ mất.

+  Loét giác mạc có thể là hậu quả của viêm kết mạc mí mắt.

+ Các biểu hiện hiếm gặp bao gồm viêm cùng mục và viêm màng bồ đào. Suy giảm thị lực nghiêm trọng có thể xảy ra, đặc biệt là sau loét hoặc thủng giác mạc. Các trường hợp này. cần phải phép giác mạc.

    1. Các thể đặc biệt

- Trứng cá đỏ thể tối cấp

Đây là thể nặng nhất của trứng cá đỏ. Khởi phát cấp tính vài ngày đến vài tuần. Thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tổn thương là cá nốt lớn gồ lên, chắc, đôi khi có sần sùi, nhiều mủ

- Trứng cá đỏ do corticoid

Đây là thể do tác dụng phụ của corticoid, thường có thêm sự xuất hiện của Demodex.

- Bệnh Morbihans

Thường xảy ra ở mũi và trán, do sự gia tăng của mạch bạch huyết dẫn đến tình trạng phù cừng

- Trứng cá đỏ ở trẻ em

Sự khác biệt so với người lớn là không có sự tăng sinh của tuyến bã nhờn.

Các tổn thương có thể là giãn mạch, mụn mủ hoặc biểu hiện ở mắt.

  1. Cận lâm sàng

- Nuôi cấy vi khuẩn

- Soi tươi tìm Demodex folliculorum

- Mô bệnh học

  1. Điều trị

Phòng tránh các yếu tố kích thích như xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẫm, rượu bia, thuốc lá, tránh nắng, hạn chế stress…

Việc điều trị khá phức tạp nên theo chỉ định của bác sỹ Da liễu

 


Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức