A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

UNG THƯ TẾ BÀO HẮC TỐ (Malignant melanoma – MM)

  1. ĐẠI CƯƠNG
Ung thư tế bào hắc tố (Malignant melanoma – MM) chiếm khoảng 5% các ung thư da và khoảng 1% các loại ung thư.
Số lượng bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố ngày càng tăng.
Ở Na Uy và châu úc, từ 1970 đến 1980 số bệnh nhân bị ung thư hác tố đã táng lên gấp đôi.
Những năm gần đây, bệnh vẫn duy trì ở mức độ cao trên toàn thế giới, đặc biệt ở châu Úc, Bắc Mỹ, bắc Âu.
Ở Mỹ năm 2006 có 111.900 trường hợp.
Bệnh gặp ở mọi chủng tộc. Tuy nhiên, người da trắng mắc bệnh với tỉ lệ cao nhất.
Phần lớn ở người nhiều tuổi, tuổi trung bình mắc bệnh khoảng 60, ít gặp ở người trẻ.
Tỉ lệ mắc bệnh ở cả hai giới là tương đương nhau.
  1. SINH BỆNH HỌC
Ánh nắng mặt trời là tác nhân chủ yếu gây ung thư tế bào hắc tố, trong đó tia cực tím ultra violet (ƯV), thể gây nên những biến đổi của nhiễm sắc thể. Đây có thể là nguồn gốc của ung thư.
Cháy nắng là yếu tố thuận lợi đối vói ung thư tế bào hắc tố.
Hiếm gặp ở trẻ em.
5% xuất hiện trên bớt bẩm sinh, nhất là các bớt bẩm sinh khổng lồ.
Rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện tự nhiên hay di căn từ mẹ sang con qua rau thai.
Mối liên quan giữa hormon sinh dục nữ (oestrogen) và ung thư tế bào hắc tố cho đến hiện nay vẫn còn được tranh luận.
2 đến 5% có tính chất gia đình.
30% những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc ung thư tế bào hắc tố có những bất thường của gen pl6 trên chromosome 9p21.
Những người có da thuộc type 1, 2, 3 có nguy cơ mắc ung thư tế bào hác tố cao hơn những người da màu.
  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
    1. Ung thư tế bào hắc tố nông
Gặp ở người da trắng (chiếm 70), lứa tuổi từ 40 đến 50.
Tổn thương ở bất kỳ vị trí nào. Nữ thường bị ở cẳng chân và nam giới lại ở lưng.
Tổn thương có màu nâu xen kẽ màu xanh, bờ không đều, kích thước nhỏ và phẳng sau tiến triển lan rộng ra xung quanh, để lại sẹo teo hoặc nhạt màu ở giữa. Sau một thời gian tổn thương trở nên dày, xuất hiện các nốt, cục, loét, chảy máu. Một đặc điểm nổi bật của ung thư tế bào hắc tố là hiện tượng màu sắc không đồng nhất với sự xen kẽ giữa màu nâu và màu đen hay màu xám ở tổn thương.
Thể này cần chẩn đoán phân biệt với nốt ruồi không điển hình (Atypical naevus), với hạt cơm da dầu, tăng sắc tố do ánh nắng, hay ung thư tế bào gai nhiễm sắc tố.
    1. Ung thư tế bào hắc tố thể u
Hay gặp ở lứa tuổi 50 đến 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ.
Thương tổn là u nhỏ, nồi cao, hình vòm đôi khi có cuống, có màu nâu đỏ. Thương tổn có thế loét, dễ chảy máu, hay táng sắc tố rải rác. Hay gặp ở thân mình, tuy nhiên có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào. Bệnh tiến triển nhanh nên thường được chẩn đoán muộn và có tiên lượng xấu.
Chẩn đoán phân biệt với u máu, ung thư tế bào đáy thể tăng sắc tố, histiocytoma hay u máu xơ hóa.
    1. Ung thư tế bào hắc tố của Dubreuilh
Gặp ở người nhiều tuổi. Thương tổn là các dát màu nâu hay đen hình dạng không đều. Xuất hiện ở vùng da hở như má, thái dương và trán. Thương tồn tiến triển lâu có xu hướng lan rộng ra xung quanh đồi khi lành ở giữa, sau đó xuất hiện u ở trên tổn thương, báo hiệu sự xâm lấn sâu xuống phía dưới.    
Ở giai đoạn sớm, cần phân biệt với dày sừng da dầu, dày sừng do ánh nắng. Cả hai loại tổn thương này đều rất nông trên bề mặt, tăng sắc tố đồng đều, mầu nâu xám, không bóng.
3.4. Các thể khác của ung thư tế bào hắc tố
3.4.1. Thể đầu chi
Chiếm khoảng 10% ung thư tế bào hắc tố ở người da trắng và chiếm trên 50% các trường hợp ung thư tế bào hắc tố ở châu Á.
Thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt là ở gót chân (chiếm 50%). Khởi đầu là một vùng da tăng sắc tố màu sắc không đồng nhất, màu nâu xen kẽ màu đen xám, giới hạn khồng rõ ràng, không đau, không ngứa. Thương tổn lan rộng ra xung quanh, có thể loét hay xuất hiện các khối u nổi cao.
Một số nốt ruồi ở một số vị trí dễ sang chấn như bàn tay, bàn chân, hay vùng cạo râu dễ bị hư biến thành ung thư tế bào hắc tố nên cắt bỏ sớm.
Chẩn đoán phân biệt với xuất huyết do sang chấn nhất là ở gót chân, cần dựa vào tiền sử sang chấn và tiến triển của tổn thương. Đối với xuất huyết, tổn thương lúc đầu thường thẫm màu sau đó chuyển sang màu xanh và vàng rồi khỏi trong thòi gian ngắn khoảng 1 tuần đến 10 ngày.
 
Ung thư tế bào hắc tố dưới móng biểu hiện bằng các thương tổn tăng sắc tố không đều, chiếm một phần hay toàn bộ nền của móng. Thương tổn có thề lan sang phần da phủ móng (dấu hiệu Hutchinson). Đây là dấu hiệu rất quan trọng giúp cho chẩn đoán.
Ung thư tế bào hắc tố dưới móng thường được chẩn đoán muộn vì dễ nhầm với các bệnh khác như nốt ruồi dưới móng, xuất huyết do sang chấn, viêm quanh móng, nhiễm nấm, hạt cơm dưới móng. Do vậy, với bất kỳ một thương tổn táng sắc tố dưới móng, phải được khám kỹ, nhất là với những thương tổn lan hết chiều dài của móng.
3.4.2. Thể niêm mạc
Ung thư tế bào hắc tố có thể thấy ở niêm mạc miệng, sinh dục, quanh hậu môn, nhưng hiếm gặp.
Thương tổn thường là mảng da tăng sắc tố, tiến triển nhanh chóng lan ra xung quanh, nhưng cũng có thể phát triển rất chậm nhiều năm trước khi nổi cao trên mặt da.
Đối với tất cả những thương tổn tăng sắc tố ở niêm mạc, cần làm sinh thiết mặc dù về mặt lâm sàng chưa có biểu hiện ác tính.
3.4.3. Ung thư tế bào hắc tố có giảm sắc tố xung quanh tồn thương
Hiện tượng này đôi khi cũng xảy ra ở xung quanh một nốt ruồi (nốt ruồi Sutton hay halo naevus) và thường xảy ra vào giai đoạn đầu của bệnh.
Trên hình ảnh mô bệnh học người ta thấy có sự thâm nhiễm nhiều bạch cầu và có thể đây là phản ứng của cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
Ý nghĩa của hiện tượng này chưa rõ, nhưng những bệnh nhân như vậy thường có tiên lượng tốt.
3.4.4. Ung thư tế bào hắc tố phát triển từ nốt ruồi
Trên 50% các trường hợp ung thư tế bào hắc tố xuất hiện ở vùng da bình thường.
Tuy nhiên, ung thư tế bào hắc tố có thể xuất phát từ những tổn thương sắc tố (nốt ruồi, bớt sắc tố bẩm sinh).
Bệnh nhân càng có nhiều nốt ruồi không điển hình càng có nguy cơ hư biến thành ung thư tế bào hắc tố.
Những bệnh nhân có nốt ruồi không điển hình mà không có tiền sử gia đình có người mắc ung thư tế bào hắc tố thì nguy cơ hư biến cao gấp 80 lần so với người bình thường và những người có các nốt ruồi không điển hình kết hợp với có tiền sử gia đình có người bị ung thư tế bào hắc tố thì nguy cơ này tăng lên từ 100 đến 400 lần.
Do vậy, cần theo dõi sự tiến triển của các nốt ruồi. Trong trường hợp nốt ruồi có những thay đổi, cần phẫu thuật cắt bỏ và nên theo dõi 3 đến 6 tháng một lần. Trường hợp cần thiết có thể chụp ảnh để dễ so sánh.
3.4.5. Ung thư tế bào hắc tố thứ phát
Khoảng 5% ung thư tế bào hắc tố là thương tổn thứ phát mà không thấy thương tổn nguyên phát.
Thương tổn thường là một khối u đơn độc, không táng sắc tố (Achromic), khu trú dưới da hoặc trong da hay niêm mạc.
Thương tồn này có thể là sự di căn từ u hắc tố ở các cơ quan phủ tạng, hoặc ở da đã thoái triển.
Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp không xác định được thương tổn nguyên phát.
  1. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định ung thư tế bào hắc tố cần dựa vào lâm sàng và mô bệnh học. Khi bệnh nhân có một tổn thương tăng sắc tố trên da, chúng ta có thể dựa vào hệ thống triệu chứng ABCDE của Hoa kỳ để xem xét thương tổn này đã bị ung thư chưa, cụ thể:
 
     –  Tổn thương không đối xứng (A- asymetry).
 
     –  Bờ không đồng đều (B -irregular border).
 
     –  Màu không đều (C -irregular color).
 
     –  Kích thước trến 1 cm (D-Diameter).
 
     –  Tiến triển nhanh trong thòi gian 6 tháng trở lại (E-Evolution).

Minh họa quy tắc ABCD: Ở phía bên trái từ trên xuống dưới: khối u ác tính cho thấy (A) Không đối xứng, (B) đường viền không đồng đều, rách rưới hoặc có khía, (C) có màu sắc khác nhau như nâu, đen hoặc rám nắng và ( D) đường kính đã thay đổi kích thước. Nốt ruồi bình thường ở bên phải không có đặc điểm bất thường (không đối xứng, viền đều, màu sắc đều, đường kính không thay đổi).
  1. ĐIỀU TRỊ
Mặc dù ung thư tế bào hắc tố được coi là rất ác tính, nhưng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì khả năng sống trên 5 năm sau điều trị là trên 80%.
Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương là biện pháp điều trị hữu hiệu nhất.
Nạo vét hạch
Quang tuyến trị liệu được chỉ định trong những trường hợp có di căn hoặc không có chỉ định phẫu thuật.
Hóa trị liệu: có nhiều hóa chất có thể chỉ định trong ung thư tế bào hắc tố.
Điều trị miễn dịch: interferon alpha 2a đã được sử dụng với liều 3 triệu đơn vị tiêm dưới da, 3 lần trong một tuần, trong thòi gian 18 tháng, cho kết quả khả quan.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ, bệnh nhân cần được theo dõi 3 tháng một lần trong thời gian 3 đến 5 năm. cần lưu ý hiện tượng tái phát tại chỗ, hay di căn hạch và các cơ quan khác, đặc biệt ở phổi và não.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.   Dillman RO, Vandermolen LA, Barth NM, Bransford KJ. 1996. Malignant melanoma and pregnancy ten questions. West J Med; 164(2): 156-61
 
2.  MacKie RM, Bufalino R, Morabìto A, Sutherland c, Cascỉnellỉ N. 1991. Lack of effect of pregnancy on outcome of melanoma. For The World Health Organisation Melanoma Programme. Lancet 16;337(8742):653-5
 
3. Soheil S. Dadras, et al. 2003.Tumour lymphagiogenesis, a novel prognostic indicator for cutaneous melanoma metastasis and survival. Am J, Pathol, 162: 1951- 1960.
 
4. Dadras ss, Paul T, Bertoncini J, Brown LF, Muzikansky A, Jackson DG, et al, 2003. Tumor lymphangiogenesis: a novel prognostic indicator for cutaneous melanoma metastasis and survival. Am JPathol;162(6): 1951-60.
 
5. MF. Avril et al, 1996. Diagnostic Clinique du Meslanome; OMS programme melanome,.
 
6. Rona M.Mackie, 2008. Texbook of dermatology; Melancocytic naevi and malignant melanoma, chapter 38, 1717-52.
 
7.  Sandra c. Paeck et al. 2006, Cutaneauos melanoma; Fitzpatrick’s Dermatology in general medecine; seventh edition;. 1134- 57.
 
J.J Grob et al, 2008. Meslanome cutanes. Therapeutique dermatologique; 2001, 527-23.
8. Ung thư tế bào gai, GS, TS Nguyễn Hữu Sáu

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức