A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG VỚI GIÀY (Shoe allergic contact dermatitis)

  1. ĐẠI CƯƠNG
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng với giày là một tình trạng phổ biến, chiếm từ 1,5 đến 24,2% bệnh nhân test áp dương tính có viêm da bàn chân, có thể gặp cả hai giới nam và nữ, ở mọi độ tuổi.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng với giày thường liên quan tới giày hoặc tất mà người đó đang sử dụng. Các dị nguyên gây viêm da do giày có thể được tìm thấy bất kỳ thành phần nào của giày dép, bao gồm cao su, chất kết dính, da thuộc, chất nhuộm, kim loại hoặc dược phẩm…
  • Mục tiêu của điều trị là xác định chính xác và giảm thiểu tiếp xúc với chất gây dị ứng. Việc thiếu thông tin sản phẩm được phát hành từ các nhà sản xuất giày và liên tục thay đổi xu hướng giày dép là một thách thức trong điều trị bệnh.
  1. LÂM SÀNG
  • Dạng cấp tính được phân biệt bởi sự hiện diện của ban đỏ và phù nề, hình thành các mụn nước nhỏ, vảy tiết và chảy dịch. Trong viêm da tiếp xúc mạn tính, da có thể bị lichen hóa, nứt nẻ hoặc tăng sắc tố. Triệu chứng cơ năng ngứa rát.
  • Vị trí: thường khu trú tại mu của các ngón chân đặc biệt là mặt mu ngón chân cái do da mỏng và tiếp xúc thường xuyên với phần của trên dày (chủ yếu làm bằng cao su), đối xứng 2 bên.  Vị trí ít tiếp xúc như lòng bàn chân (có thể gặp khi lót bằng cao su), kẽ ngón chân cái hoặc da dày vùng gót chân ít gặp.
  • Yếu tố thuận lợi: đi giày thường xuyên, ra nhiều mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt, giãn tĩnh mạch chi dưới, ma sát, cọ xát nhiều.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng liên quan đến giày thường gặp ở nhóm nghề nghiệp cụ thể như nhóm công nhân nhà máy, quân nhân vì có thói quen sử dụng giày thường xuyên. Trong một thử nghiệm, có 27/31 quân nhân có test áp dương tính với một hoặc nhiều hơn các chất thành phần của giày. Lazzarini báo cáo có 15% bệnh nhân mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bàn chân liên quan đến nghề nghiệp.
  1. NGUYÊN NHÂN
Hóa chất được sử dụng trong sản xuất giày, tất thường là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở bàn chân. Cao su, chất kết dính, da thuộc, polyme tổng hợp và thuốc nhuộm đều có thể là nguyên nhân gây dị ứng
  1. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
  • Chẩn đoán phân biệt chủ yếu với viêm da tiếp xúc bàn chân do mồ hôi (sweaty sock dermatitis), dựa vào các vị trí khác nhau của tổn thương.
  • Viêm da tiếp xúc bàn chân thường gặp ở mu chân, vị trí tiếp xúc với mặt trên của giày dép.
  • Sweat sock dermatitis thường gặp ở các vị trí tì đè của lòng bàn chân như gót chân, ngón chân cái, ít khi gặp ở mu chân và kẽ ngón.
  1. ĐIỀU TRỊ
  • Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng bằng cách thay đổi chất liệu giày hoặc tránh tiếp xúc với chúng thông qua việc đi tất.
  • Việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng là rất khó khăn. Đối với người dị ứng chrom, giày da không có chrom là một sự thay thế khả thi; mặt khác cứ sau vài tháng lại chuyển sang một đôi giày mới. Có những hãng giày sản xuất riêng những đôi giày cho người bị viêm da tiếp xúc.
  • Bệnh nhân bị dị ứng cao su nên xem xét việc thay thế tấm lót giày bằng cao su bằng gỗ ép, composit hoặc nỉ và sử dụng chất kết dính không làm bằng cao su.
  • Mang hai đôi tất và xen kẽ các đôi giầy khác nhau hàng ngày cũng được chứng minh là hữu ích cho một bệnh nhân viêm da tiếp xúc bàn chân do nghề nghiệp.
  • Tất được dệt kỹ thuật đặc biệt có thể sử dụng để bảo vệ da chống lại chất gây dị ứng từ giày.
  • Tăng tiết mồ hôi chân cũng nên được điều trị vì mồ hôi có thể khiến hóa chất thấm ra khỏi giày, góp phần thêm viêm da tiếp xúc.
  • Clioquinol và các chất phức tạp khác đã cho thấy ngăn ngừa viêm da tiếp xúc bàn chân với nikel bằng cách liên kết với nikel.
  • Việc sử dụng cocticoid tại chỗ và toàn thân có hiệu quả trong viêm da tiếp xúc bàn chân. Chất dưỡng ẩm có tác dụng cải thiện viêm da tiếp xúc bàn chân trong môi trường thí nghiệm nhưng hiệu quả chưa chắc chắn, do việc làm bít ra gây trầm trọng thêm các triệu chứng viêm da tiếp xúc bàn chân.
 
(Ânh nguồn internet)

Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức