A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BẠCH SẢN MIỆNG (Leukoplakia)

  1. ĐẠI CƯƠNG
  • Là rối loạn trong khoang miệng có nguy cơ ác tính và được cho là tổn thương tiền ung thư. Định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới: “những mảng trắng sau khi loại trừ những bệnh hoặc rối loạn không làm tăng nguy cơ ung thư”. Đặc trưng bởi những mảng trắng không thể loại bỏ bằng gạc.
  • Bệnh hiếm gặp, tỉ lệ từ 1 – 2%, thường gặp ở tuổi trung niên, namnhiều hơn nữ.
  • Yếu tố nguy cơ:
+ Giống ung thư biểu mô tế bào vảy: hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu.
+ Nhiễm candida miệng đặc biệt liên quan đến nhóm bạch sản không đồng nhất.
+ Nhiễm HPV.
  1. LÂM SÀNG
  • Tổn thương cơ bản: mảng trắng ở niêm mạc miệng, lưỡi không thể loại bỏ bằng gạc.
  • Phân loại: gồm 2 loại:
+ Bạch sản dạng đồng nhất: mảng trắng sáng mỏng, đồng nhất với ranh giới rõ. Thường gặp ở niêm mạc má 2 bên.
+ Bạch sản dạng không đồng nhất: tổn thương dạng đốm đỏ, trắng xen kẽ (tổn thương mảng trắng ưu thế hơn), hoặc tổn thương mảng trắng dạng hạt nhỏ, u, sùi. Vị trí ở 2 bên lưỡi, sàn miệng.
+ Thể đặc biệt của dạng không đồng nhất: bạch sản dạng hạt tăng sinh đặc trưng bởi nhiều tổn thương dạng hạt cơm, tiến triển chậm, nguy cơ ác tính trên 60%.
  1. NGUY CƠ ÁC TÍNH
  • Bach sản là bệnh lành tính và không có triệu chứng.
  • Nguy cơ ác tính: bạch sản thể không đồng nhất, kích thước lớn, vị trí ở viền bên lưỡi và sàn miệng.
  1. CẬN LÂM SÀNG
  • Sinh thiết: loại trừ các tổn thương khác có biểu hiện tương tự và đánh giá mức độ loạn sản.
  • Chỉ định bắt buộc:
+ Nguy cơ cao.
+ Nguy cơ thấp mà tổn thương không thoái lui sau khi ngừng ngừng thói quen nguy cơ.
  1. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
  • Lâm sàng
  • Mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán và điều trị.
  1. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
  • Lichen phẳng
  • Bạch sản lông khoang miệng
  • Nhiễm nấm Candida
  • Lupus ban đỏ dạng đĩa
  • Frictional keratosis
  1. ĐIỀU TRỊ
7.1. Mục đích
Ngăn ngừa và giảm nguy cơ ung thư tế bào vảy.
Tránh các yếu tố kích thích: thuốc lá, uống rượu, ăn trầu…
7.2. Điều trị bảo tồn
- Carotenoid: beta-caroten (uống 20 – 90 mg/ngày trong 3 – 12 tháng) và/hoặc lycopen
- Vitamin:
+ Vitamin E, C đường uống.
+ Retinoid (vitamin A, retinol):
  • Tại chỗ: retinoin 0,05% gel bôi tại chỗ 4 lần/ngày.
  • Toàn thân: ít dùng vì nhiều tác dụng phụ.
  • Chất chống khối u: bleomycin toàn thân hoặc tại chỗ.
- Polyphenols: curcucin, green tea polyphenols.
7.3. Loại bỏ tổn thương
- Lựa chọn đầu tiên: phẫu thuật (chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả trong việc dự phòng ung thư, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật 15 – 30%, tỷ lệ SCC sau phẫu thuật 4 – 20%).
- Lựa chọn thứ 2: laser, phương pháp lạnh, điện đông,…

Hình ảnh bệnh bạch sản miệng (nguồn internet)

Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 170 trong 34 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức