A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỚT SPILUS (Spilus nevus or speckled lentiginous nevus)

  1. Đại cương
  • Bớt Spilus hay bớt tăng sắc tố dạng đốm có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Nhiều tác giả xếp bớt tăng sắc tố dạng đốm là một thể bớt tăng sắc tố bẩm sinh.
  • Đặc trưng là dát màu đen (tương xứng với bớt ở vùng nối (Juntional) trên nền dát cà phê sữa.
  • Bệnh thường xuất hiện sau sinh. Không có sự khác biệt giới và chủng tộc về tỉ lệ xuất hiện bớt. Bớt đa số lành tính nhưng cũng có ghi nhận trường hợp tiến triển thành ung thư hắc tố.
  1. Lâm sàng
  • Tổn thương cơ bản là dát sẩn tăng sắc tố màu vàng nâu, phân bố thành dạng chấm lốm đốm trên nền dát cà phê sữa. Tổn thương có thể hình tròn hoặc bầu dục, ranh giới rõ với da lành, kích thước từ 3 – 6 cm. Phân bố chủ yếu ở thân mình, tuy nhiên có thể gặp bất kỳ vị trí nào.
  • Tổn thương thường xuất hiện trong năm đầu sau sinh và tăng kích thước dần theo thời gian.
  1. Chẩn đoán phân biệt
  • Spitz nevus
  • Bớt xanh (blue nevus)
  • Dát cà phê sữa
  1. Điều trị
  • Điều trị chủ yếu theo dõi để phát hiện đặc điểm nghi ngờ tổn thương tiến triển thành ung thư hắc tố và sinh thiết làm mô bệnh học trong những trường hợp cần thiết.
  • Laser Q – switched ruby hoặc laser Q – switched Nd:YAG laser sử dụng phối hợp 1064nm (cho tổn thương đen) và 532 nm cho tổn thương dát cà phê sữa. Thông số cho laser Q switched Nd:YAG 532 nm: mật độ năng lượng thấp dao động từ 0,5 – 1,5J/cm2, spot size 3mm. Với 1064 nm dùng mật độ năng lượng trung bình 3 – 6 J/cm2, spot size 3 – 4 mm. Khoảng cách giữa các lần điều trị 4 – 6 tuần, cần 5 – 10 lần điều trị để đạt hiệu quả tôi đa. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổn thương dát tăng sắc tố có thể được sử dụng để tránh tái phát.

 

Bớt spilus với dát tăng sắc tố đậm hình chấm trên nền dát café sữa 

(ảnh nguồn internet)


Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức