A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VITAMIN D & VAI TRÒ VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Vitamin D và vai trò của vitamin D đối với sức khỏe xương là kiến thức thưởng thức cơ bản, phổ biến và được truyền thông nhắc đến rất nhiều. Ngoài ra vitamin D còn có vai trò ở các cơ quan khác trong cơ thể con người
 1. Hai nguồn cung cấp vitamin D chính gồm:
Ngoại sinh từ thực phẩm:
Vitamin D2 (ergocalciferol): Thực vật (nấm)
Vitamin D3 (cholecalciferol): Động vật (cá, trứng, sữa…)
Sản xuất nội sinh khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trởi (đặc biệt là tia UVB): chủ yếu, chiếm 80% nguồn vitamin D ở người.
 2. Vai trò của vitamin D
–     Giúp tăng hấp thu calci ở ruột và ống thận, tăng tích tụ calci ở xương
–     Một số vai trò khác như: biệt hóa tế bào, điều hòa miễn dịch, bài tiết insulin
–     Trong chuyên ngành Da liễu, vitamin D có vai trò:
+     Điều hòa sự tăng sinh và biệt hóa biểu bì.
+     Vai trò trong chu kỳ nang lông.
+     Vai trò trong một số bệnh Da liễu: vảy nến, viêm da cơ địa, bạch biến, rụng tóc từng mảng, lupus ban đỏ hệ thống, ung thư da,…
Một số nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn, gãy xương, ung thư và bệnh tim mạch.
3. Cơ chế tổng hợp vitamin D
Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tiền chất của vitamin D trong da là 7-dehydrocholesterol được chuyển thanh tiền tố vitamin D (previtaminD3). Vitamin D3 được giải phóng vào tuần hoàn và gắn với protein vận chuyểnrồi vận chuyển đến gan. Ở gan nhờ enzym 25 hydroxylase, vitamin D3 được chuyển thành  25-hydroxyvitamin D (25(OH)D haycalcidiol). Sau đó, 25 (OH) D được chuyển đổi ở thận thành dạng hoạt động là1,25-dihydroxy vitamin D (1,25 (OH) 2D hay calcitriol).
Tình trạng vitamin D được đánh giá bằng nồng độ 25 (OH) D huyết thanh. Nồng độ này phản ánh cả lượng vitamin D từ phơi nhiễm tia UV và lượng vitamin D trong chế độ ăn.
Theo tiêu chuẩn của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nồng độ 25 (OH) D huyết thanh ≥ 50 nmol/L được coi là đầy đủ cho xương và sức khỏe tổng thể ở những người khỏe mạnh.
 4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ vitamin D
Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ vitamin D có thể chia thành 2 nhóm là các yếu tố bên ngoài và các yếu tố cá nhân. Trong đó, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng dến nồng độ vitamin D thông qua tác động của nó
Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ vitamin D
Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố các nhân
Vĩ độ
Type da: trong cùng điều kiện, những người da tối màu nhận được lượng vitamin D thấp hơn
Mùa
Tuổi
Khoảng thời gian trong ngày
BMI
Lượng ozone- chất hấp thu chính bức xạ UVB, thay đổi theo vùng địa lý và chu kỳ theo mùa
Sử dụng các biện pháp chống nắng, kem chống năng, quần áo, mũ
Lượng mây: Nhứng đám mây nhỏ không ảnh hưởng đến bức xạ UV, đám lớn che phủ bầu trời giảm mạnh bức xạ UV.
 
Aerosol: các hạt lơ lửng trong không khí như hơi nước, sương mù, bụi, hạt kim loại nặng… làm giảm bức xạ UV do tán xạ và hấp thu. Các khu vực ô nhiễm ít bị bức xạ UV hơn
 
Suất phản chiếu: là tỷ lệ giữa lượng bức xạ tản phát từ bề mặt so với lượng bức xạ chiếu đến bề mặt đó. Suất phản chiếu của trái đất thường từ 30-35%, suất phản chiếu của bề mặt đường nhựa, bê tông thấp chỉ từ 5-10%
 
Các yếu tố bên ngoài như vĩ độ, mùa, khoảng thời gian trong ngày. ảnh hưởng đến nồng độ vitamin D thông qua việc góc thiên đỉnh mặt trời ảnh hưởng đến lượng tia UV chiếu đến bề mặt trái đất.
Như đã nói ở trên, tia UVB có bước sóng ngắn hơn UVA, bị hấp thu mạnh bởi tầng ozone. Vì vậy, cường độ bức xạ UVB mạnh nhất khi góc thiên đỉnh nhỏ nhất, tức là lúc mặt trời lên đình vào giữa trưa. Trước 10h sáng và sau 4h chiều, tia UVB bị hấp thu gần như hoàn toàn bởi tầng ozone, chỉ có chủ yếu tia UVA nên vitamin D sẽ không được tổng hợp nếu phơi nắng.  Nói như vậy thì để nhận được bức xạ UVB, chúng ta nên phơi nắng trong khoảng 10 – 16h.
Một số nghiên cứu nhận thấy, tiếp xúc với 0.33 hoặc 0.5 MED (liều ban đỏ tối thiểu) từ 2 – 3 lần/tuần ở cánh tay, bàn tay, mặt là đủ để đạt nồng độ vitamin D tối ưu. Hoặc tiếp xúc với 0.5 MED ở cánh tay và cẳng chân có thể tạo 3000 UI vitamin D. Như vây, những người da sáng màu có thể sản xuất đủ vitamin D khi ở dưới ánh sáng mặt trời giữa trưa 5 – 30 phút.
Khi cơ thể già đi, lượng 7-dehydrocholesterol giảm xuống dẫn đến giảm khả năng tổng hợp vitamin D. Ngoài ra, ở những người cao tuổi, một số yếu tố khác làm giảm nồng độ vitamin D như: làn da tối màu, thời gian phơi nhiễm ánh nắng giảm, béo phì, một số rối loạn chuyển hóa, sử dụng một số loại thuốc… Vì vậy, những người cao tuổi cần bổ sung vitamin D.
Nghiên cứu tới ảnh hưởng của kem chống nắng đến nồng độ vitamin D, Holick và cộng sự nhận thấy bôi kem chống nắng đúng cách với spf 15 làm giảm tổng hợp vitamin D 99.9%, spf 8 làm giảm 97.5%. Nghiên cứu của Caitriona và cộng sự về nồng độ vitamin D ở nhóm người tuân thủ bôi chống nắng nghiêm ngặt (nhóm bệnh nhân bị lupus ban đỏ) cho thấy một tỷ lệ lớn bị thiếu vitamin D, các tác giả khuyến cáo những người này nên bổ sung vitamin D 400 UI/ngày.
Ngoài ra, khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ 2003 – 2006 cho thấy, Ở trong bóng râm và mặc áo dài tay có liên quan đáng kể với mức 25 (OH) D thấp và thiếu vitamin D còn đội mũ thì không

Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức