A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh nhân vảy nến có nên tiêm vắc xin phòng Covid 19

 
Đại dịch Covid-19 hay viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV2, đã dẫn đến những thách thức chưa từng có đối với cộng đồng lâm sàng và khoa học quốc tế.
Hầu hết bệnh nhân Covid-19 có các triệu chứng nhẹ, ước tính khoảng 15% có tình trạng viêm phổi và 5% tiến triển thành nhiễm siêu vi toàn thân và hội chứng suy hô hấp cấp tính cần phải điều trị tích cực, với nguy cơ sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong. Tỷ lệ tử vong được báo cáo nằm trong khoảng từ 2,3% đến 7,2%.
Tuổi cao, giới tính nam, chủng tộc không phải da trắng, tiền sử bệnh lý nền (bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì…) được coi như là các yếu tố nguy cơ tiên lượng nhiễm Covid-19 nặng.
Trong khi đó, bệnh nhân vảy nến có thể thường gặp các bệnh lý nền này. Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến hơn 60 triệu người trên toàn thế giới và các dữ liệu cho thấy trước dịch bệnh Covid-19, nguy cơ nhập viện liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp của nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn so với dân số chung. Hiện chưa có các dữ liệu chắc chắn về việc nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng do sử dụng cho các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ở bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình đến nặng.
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp có tác động đáng kể đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc thích hợp cho bệnh nhân vảy nến. Chương trình tiêm chủng cho những người có nguy cơ và người dân nói chung hiện đang cho kết quả rất khả quan ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy vắc xin phòng Covid-19 có tác động như thế nào đối với bệnh nhân vảy nến?
Theo khuyến cáo của Hội đồng Bệnh vảy nến quốc tế (IPC), cần nên lưu ý những điều sau:
  1. Những lưu ý chính đối với vắc xin phòng Covid-19 cũng giống như đối với bất kỳ vắc xin nào: Tránh dùng vắc xin sống làm giảm độc lực nếu đang dùng thuốc ức chế miễn dịch/điều hòa miễn dịch cho bệnh nhân và lưu ý rằng hiệu quả của việc tiêm phòng có thể bị suy giảm ở những người dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch .
  2. Hiện tại, các loại vắc xin được sử dụng gần nhất ở quy mô dân số là loại dựa trên RNA (Pfizer/ BioNTech, Moderna) hoặc dựa trên vi rút thiếu khả năng sao chép (Oxford/AstraZeneca). Chúng không phải là vắc xin sống giảm độc lực. Vì vậy bệnh nhân vảy nến dù đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch vẫn có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19.
  3. Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nếu không có chống chỉ định hoặc không bị dị ứng với thành phần vắc xin sẽ được khuyến nghị tiêm một trong các loại vắc xin phòng Covid-19 này càng sớm càng tốt dựa trên sự sẵn có tại địa phương và hướng dẫn của các cơ quan y tế công cộng địa phương .
  4. Các thử nghiệm cho đến nay không bao gồm những người dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và do đó tác dụng của vắc-xin đối với nhóm dân số cụ thể này sẽ cần được thiết lập, theo dõi.
  5. Nhiều người bị bệnh vảy nến đã nêu lên lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc-xin đối với bệnh da của họ. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng cho thấy vắc xin ảnh hưởng đến sự khởi phát hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến.
  6. Điều quan trọng là tất cả bệnh nhân bị vảy nến phải được chăm sóc đầy đủ. Điều này bao gồm việc tiếp cận với vắc-xin phòng Covid-19.

Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức