A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỆNH GIANG MAI BẨM SINH (Congenital Syphilis)

Đại cương
- Giang mai là một bệnh nhiễm trùng toàn thân do xoắn trùng giang mai
- Tiến triển kinh diễn, có hình ảnh lâm sàng phong phú.
- 90% trường hợp giang mai không có triệu chứng (giang mai kín)
- Châu Á Thái Bình Dương: tỷ lệ giang mai chiếm 2% bệnh LTQĐTD
- Việt nam, tỷ lệ bệnh khoảng 2-3%
Căn nguyên
- Xoắn trùng Treponema pallidum gây ra được Schaudinn và Hoffman tìm ra năm 1905.
- Xoắn trùng có các tính chất sau:
+ Hình lò xo, đều đặn.
+ Rất di động.
+ Sinh sản theo lối phân chia.
+ Nhiệt độ thích hợp là 370C, ở nhiệt độ 40 – 420C chết trong vòng 3-6h, ở 560C chết trong vong 15 phút, nhưng lại chịu được nhiệt độ thấp.
- Tìm xoắn trùng tốt nhất là lấy ít huyết tương trên thương tổn hoặc trong hạch.
- Lây qua da và niêm mạc qua quan hệ tình dục, mẹ truyền sang cong trong thời kỳ mang thai hoặc truyền màu.
 

 

 
(Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai trên kính hiển vi nền đen)
 
GIANG MAI BẨM SINH:
Sự lây truyền từ mẹ sang con xảy ra từ tháng 4 – 5 của thai kỳ. Khi màng nhau thai mỏng đi, máu mẹ dễ trao đổi máu thai, xoắn khuẩn giang mai xâm nhâp vào thai nhi qua nhau thai gây
          + Trẻ đẻ non
+ Xảy thai liên tiếp
          + Thai chết lưu
 
          Có 2 giai đoạn:
  • Giang mai bẩm sinh sớm
  • Giang mai bẩm sinh muộn.
  1. Giang mai bẩm sinh sớm
  • Bệnh thường xuất hiện trong 2 năm đầu đời
  • Trẻ thường bé, da nhăn nheo, gan lách to, bụng to, có tuần hoàng bàng hệ, vàng da. Hắt hơi sổ mũi kéo dài.
  • Tổn thương trên da dạng mụn nước bọng nước sau bong vảy ở lòng bàn tay, bàn chân.
  • Viêm xương sụn giả liệt Parrot

 
(Bong vảy da bàn tay, bàn chân trong bệnh GM bẩm sinh. Nguồn ảnh Internet)
 
  1. Giang mai bẩm sinh muộn.
  • Triệu chứng xuất hiện sau 2 tuổi.
  • Tính chất tương tự giang mai thời kỳ 3
  • Viêm giác mạc kẽ: trẻ thường nhức mắt, sợ ánh sáng, lác quy tụ, mù
  • Biến dạng xương: Mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi liềm, răng Hutchinson
  • Tam chứng Hutchinson: Răng Hutchinson, điếc nhất thời và lác quy tụ.
  • Tổn thương thận: viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư

 
(Răng Hutchinson. Nguồn ảnh Internet)
 
Xét nghiệm
Trực tiếp:  Tìm xoắn trùng:
    • Trong GM I và GM II, tìm xoắn trùng ngay trên thương tổn.
    • Soi kính hiển vi nền đen hoặc nhuộm Foutana Triboudeau.
Các phản ứng huyết thanh:
    • Phản ứng không đặc hiệu:
+ RPR (Rapit plasma reagin card’s test): Phản ứng nhanh phát hiện giang mai trên bìa.
+ V. D. R. L (venereal disease research laboratory).
    • Phản ứng đặc hiệu
+ KN: xoắn trùng; KT: KT đặc hiệu.
+ TPI (treponema-pallidum-Immobilisation) hay phản ứng bất động xoắn trùng.
+ FTA (fluorescent-treponema-antibody-test) hay phản ứng kháng thể, xoắn trùng huỳnh quang.
+ TPHA (treponema-pallidum-hemaglutination-test) Phản ứng ngưng kết hồng cầu có xoắn trùng GM.
Điều trị:
Điều trị giang mai bẩm sinh sớm (trẻ em < 2 tuổi)
Dịch não tuỷ bình thường.
–        Penicillin G tinh thể tan trong nước, 50.000 đv/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tiêm TM hàng ngày, chia thành 2 lần tiêm (sáng và chiều) trong 10-15 ngày.
–        Procain Penicillin G tan trong nước 50.000 đv/kg thể trọng, tiêm bắp thịt, tiêm 1 lần trong ngày trong 10 ngày.
–        Benzathine Penicillin G, 50.000đv/kg thể trọng, tiêm bắp thịt, liều duy nhất.
Dịch não tuỷ bất thường.
     –        Benzathine Penicillin G, 50.000đv/kg thể trọng, tiêm bắp thịt 2 lần/ ngày x 10 ngày.
–        Procain Penicillin G tan trong nước 50.000 đv/kg thể trọng, tiêm bắp thịt, tiêm 1 lần trong ngày trong 10 ngày.
Điều trị giang mai bẩm sinh muộn.
    • Benzathine Penicillin G 20.000 – 30.000 đv/kg thể trọng, tiêm bắp 2 lần mỗi ngày, trong 10 – 15 ngày.
    • Hoặc nếu dị ứng với Penicillin : Erythromycin, 7,5 – 12,5 mg/kg trọng thể mỗi ngày, ngày uống 4 lần, uống trong 30 ngày.

Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức