A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

SẢN PHẨM CHỐNG NẮNG

  1. Đại cương
Từ xa xưa thời cổ đại con người đã biết tìm cách bảo vệ làn da của mình khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời. Nhưng ở thời kỳ đầu của thế kỷ XX thì làn da rám nắng lại được coi là đẹp mà mọi người đều muốn hướng đến. Tuy nhiên ở thế kỷ XX này con người cũng nhận ra rằng bỏng nắng là do tác động của tia UVB (Ultraviolet B), phát hiện ra tia UVC và nhận thấy tia UVB có khả năng gây ung thư. Chính vì lẽ đó, để vừa đảm bảo có làn da rám nắng như mong ước mà vẫn cỏ thể bảo vệ da chống lại các tác hại của tia UVB, kem chống nắng đã ra đời.
 
  1. Phân loại kem chống nắng
Có nhiều cách phân loại, chủ yếu dựa vào cơ chế tác dụng và thành phần. Bao gồm kem chống nắng vật lý (sunblock) và chống nắng hóa học (sunscreen). Ngoài ra ngày nay còn có kem chống nắng hỗn hợp, chống nắng chịu nước….
  1. Cơ chế tác dụng
Khi bôi kem chống nắng tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ trên bề mặt lớp tế bào sừng và làm yếu đi bức xạ khi xuống tới lớp thượng bì và trung bì. Các chất hoạt háo trong kem chống nắng đã hoặc hấp thu hoặc phản xạ lại các photon khi chúng được chiếu đến da.
Kem chống nắng vật lý (sunblock) chứa các thành phần tán xạ bức xạ mặt trời.
Kem chống nắng hóa học (sunscreen) chứa các hợp chất hữu cơ hấp thu các bức xạ mặt trời.
Ngày nay hầu hết các sản phẩm chống nắng đều kết hợp 2 hoặc nhiều các thành phần để tăng mức độ bảo vệ khỏi UVB và bức xạ sóng dài hơn.
  1. Thành phần kem chống nắng
Hiện nay có 17 thành phần kem chống nắng được FDA công nhận. ở Úc có ít nhất 34 chất, ở các nước châu Âu có 28 chất được công nhận.
    1. Các thành phần vô cơ chống UVB
  • Các thành phần này hoạt động bằng cách phản xạ hoặc tán xạ nhìn thấy, tia UV, tia hồng ngoại.
  • Các chất vô cơ được sử dụng chủ yếu ngày nay là Titanium dioxyd, kẽm oxyd. Những chất rất bền vững với ánh sáng và phải bôi một lớp dày đủ để phản xạ lại ánh sáng.
  • Kẽm oxyd chống lại tia UVA tốt hơn còn titanium dioxyd bảo vệ khỏi UVB tốt hơn.
    1. Các thành phần hữu cơ chống UVB
  • Kem chống nắng hữu cơ gồm các chất chủ yếu hấp thụ ánh sáng. Chất hữu cơ chỉ ngăn chặn được phổ bước sóng nhất định của tia UV nên KCN hữu cơ thường phối hợp nhiều chất khác nhau để đạt được phổ chống nắng hiệu quả.
    1. Chất hữu cơ chống UVA
Các benzophenon chống được cả UVA và UVB phổ rộng. Tuy nhiên chúng không bền với ánh sáng và sự oxy hóa của chúng có thể làm gián đoạn hệ thống chống oxy hóa.
Có 3 benzophenon được FDA phê duyệt là oxybenzon, sulisobenzon và dioxybenzon.
    1. Thành phần khác của kem chống nắng
Dihydroxyaceton là hợp chất phổ biến nhất sử dụng trong kem chống nắng. hợp chất này khi bôi thì không có màu, bám vào lớp sừng và có màu khi tắm nắng. mặc dù có SPF thấp nhưng thuốc có khả năng bảo vệ da khỏi bức xạ sóng dài.
Một số chất hoạt hóa khác cũng được thêm vào KCN để tăng hiệu quả của các thành phần khác. Hầu hết chúng là các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C, polyphenol trà xanh…
    1. Sản phẩm chống nắng phổ rộng
Hầu hết các thành phần KCN đều có khả năng chống lại một phần của dải UV và khi sử dụng đơn độc thì không bảo vệ đầy đủ các photon ánh sáng.các sản phẩm phổ rộng UVB/UVA kết hợp các sản phẩm hấp thu các dải UV khác nhau.
So sánh kem chống nắng vô cơ và hữu cơ
 
Hữu cơ
Vô cơ
Cơ chế
Hấp thụ ánh sáng
Một số có thể tán xạ ánh sáng
Phản xạ và tán xạ ánh sáng
Thời gian
Dễ thoái biến khi tiếp xúc ánh nắng Fthời gian chống nắng ngắn
Không bị thoái biến bởi ánh sáng Fthời gian chống nắng lâu hơn
Tác dụng không mong muốn
Dễ kích ứng, viêm da tiếp xúc hay viêm da ánh sáng (0.1-2%)
Không gây VDTX nhưng một số người có thể bị mẫn cảm với titanium dioxyd
Khả năng chống nắng
Phổ rộng hơn
Bảo vệ hầu hết UVA, UVB nhưng không bao phủ được hết các bước sóng UVA
Đặc điểm
Thấm nhanh vào da, không làm da bóng và trắng xóa
Da trắng xóa, để lâu hơi bí và bóng nhờn
Khác
Một số hóa chất giải phóng ra gốc tự do
Không gây ra gốc tự do
 
  1. Các chỉ số liên quan đến kem chống nắng
    1. Chỉ số chống nắng (SPF)
Để đánh giá hiệu quả của KCN người ta dựa vào chỉ số chống nắng SPF. Chỉ số này được tính theo công thức:
SPF= liều đỏ da tối thiểu trên da được bảo vệ bởi kem chống nắng
        Liều đỏ da tối thiểu trên da không được bảo vệ
SPF là thước đo thời gian da được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
Mối liên quan giưa chỉ số SPF với khả năng chống tia UV
SPF
Khả năng chặn bức xạ gây đỏ da (%)
10
90
15
92.5
20
95
40
97.5
 

 
    1. Chỉ số bảo vệ UVA
Mặc dù SPF đã trở thành một tiêu chuẩn trên toàn thế giới, tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng thuận về phương pháp tối ưu để đánh giá hiệu quả của các sản phẩm chống UVA.
Khả năng chống lại tia UVA theo các * ghi trên sản phẩm
Chỉ số bảo vệ UVA
Mức độ
UVA-PF
UVA1/UV
Không
Không
<2
<0.2
1*
Thấp
2-4
0.2-0.39
2*
Trung bình
4-8
0.4-0.69
3*
Cao
8-12
0.7-0.95
4*
Cao nhất
≥12
>0.95
 
  1. Cách lựa chọn và sử dụng kem chống nắng
    1. Cách lựa chọn kem chống nắng
  • Nên lựa chọn KCN phổ rộng chống được cả UVA và UVB
+ SPF ≥15, tốt nhất là từ 30 trở lên
+ tỷ lệ UVA càng cao càng tốt
  • Trẻ em:
+ Trẻ < 6 tháng: dùng biện pháp tránh nắng trực tiếp như mũ, áo…
+ trẻ >6 tháng: dùng kem chống nắng cho trẻ em, loại vo cơ
+ Tránh sử dụng KCN hóa học có PABA và oxybenzon
  • Tuýp da
+ da tối màu: chọn SPF ≥15, không dùng KCN vật lý.
+ da sáng màu: dễ bỏng nắng, nên chọn SPF ≥30
  • Dạng bào chế:
+ Da khô: dạng cream, ointment
+ Da dầu hoặc da dễ bị trứng cá: dạng lotion, gel…
+ Hoạt động ngoài trời có khả năng ra mồ hôi nhiều hoặc bơi lội; dùng KCn chịu nước
+ da nhạy cảm: lựa chọn KCN ít kích ứng.
 

 
    1. Cách sử dụng
Thời điểm bôi KCN: nên bôi trước khi ra nắng 15 phút theo khuyến cáo của AAD, bôi trên da khô.
Lượng KCN bôi: theo khuyến cáo nên bôi vùng da hở theo liều 2mg/cm2. Thực tế mọi người chỉ mới bôi được 05-1.5mg/cm2 và không đạt được hiệu quả tối đa. Để tránh hiện tượng này người ta khuyên nên bôi KCN ngày 2 lượt vừa để đảm bảo về số lượng vừa tránh những vùng da bỏ sót không bôi đều.
Phần cơ thể
% cơ thể
Diện tích (cm2)
Lượng bôi (mg)
Nắp bia
Mặt, cổ
<9%
685
1370
½
Tay
9%
1557
3114
1
Thân mình trước, sau
18%
3114
6228
2
Chân
18%
3114
6228
2
           
Sử dụng KCN đúng loại và đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất để vừa giữ được làn da khỏe, đẹp vừa phòng tránh tia UV.
 


Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức