A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỆNH CHỐC SAU MÙA BÃO LỤT

Sau mùa lũ lụt bệnh chốc có dấu hiệu xuất hiện nhiều hơn. Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây nhưng thường không nghiêm trọng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này, nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Với phương pháp điều trị, bệnh chốc lở thường thuyên giảm sau vài ngày.
Căn nguyên
Nguyên nhân do vi khuẩn, thường gặp nhất do liên cầu (Streptococcus pyogenes) và tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh chốc:
Chốc về lâm sàng phân loại làm 2 loại: chốc có bọng nước và chốc không có bọng nước.
- Chốc không có bọng nước: tổn thương ban đầu là mụn nước nhỏ hóa mủ nhanh hoặc mụn mủ(đường kính<2cm) nhanh chóng dập vỡ đóng vảy tiết màu vàng mật ong, nền đỏ ướt. Tổn thương thường xuất hiện quanh các hốc tự nhiên (quanh mũi, miệng) và các chi, có xu hướng lan nên thường có nhiều tt và có thể liên kết thành mảng lớn.

(nguồn ảnh NHS)
 
- Chốc có bọng  nước: tổn thương ban đầu là tt bọng nước nông, vỏ mỏng, kích thước lớn nhưng thường < 3 cm đường kính, chứa dịch vàng trong. Khi giập vỡ để lại viền vảy xung quanh dát đỏ ướt nhưng không có vảy tiết, sau đó chuyển sang có màu vàng nâu bóng hoặc màu da. Tổn thương thường xuất hiện ở mặt, chi, thân mình, nách và xung quanh vùng hậu môn ở trẻ sơ sinh. Tổn thương thường ít lây lan hơn thể không có bọng nước nên thường chỉ có vài tổn thương.

(nguồn ảnh NHS)
 
- Trong trường hợp có thể kèm theo sốt, nổi hạch bạch huyết vùng, tiêu chảy, mệt mỏi kém ăn (thường gặp trong chốc bọng nước).
Điều trị
- Làm sạch vảy tiết tại tổn thương bằng gạc ẩm, sữa tắm hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Thuốc kháng sinh là phương pháp ưu tiên. Loại kháng sinh cần dùng phụ thuộc vào mức độ của tổn thương và theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng bệnh
Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh chốc
•            Tắm và rửa tay thường xuyên để giảm vi khuẩn trên da.
•            Che phủ mọi vết thương trên da hoặc vết côn trùng cắn để bảo vệ khu vực đó.
•            Cắt móng tay và giữ móng tay sạch sẽ.
•            Không chạm hoặc gãi vào vết thương hở. Điều này có thể làm lây lan nhiễm trùng.
•            Giặt sạch mọi thứ tiếp xúc với vết loét chốc lở bằng nước nóng và thuốc tẩy quần áo.

Tác giả: BAN BIÊN TẬP
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức