Bệnh zona là gì? Phương pháp điều trị và cách phòng bệnh?
1. Đại cương
- Bệnh thủy đậu và zona do cùng một loại VR là Varicella – zoster (VZV). Tỉ lệ mắc zona 10 – 20% . Các yếu tố gây hoạt tính virus: Chấn thương, u ác tính, tia cực tím, tia xạ, thuốc ức chế miễn dịch, cocticoid… Ít gặp ở TE, hay gặp ở > 50 tuổi. Tỉ lệ nam, nữ như nhau.
- Biểu hiện ở da và thần kinh (viêm rễ thần kinh, viêm hạch thần kinh, viêm sừng trước thần kinh).Nặng có thể viêm não, viêm tủy, tổn thương phủ tạng. Virus phá hoại sợi thần kinh ở trung bì nên bệnh nhân đau sau zona. Thần kinh tủy sống bị hủy hoại, bị teo, sẹo hạch thần kinh có thể gây mất cảm giác khu trú.
- Tiêm vacxin giảm tỉ lệ mắc bệnh. Người khỏe chỉ mắc bệnh một lần. Người suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS tái phát nhiều lần và lâu khỏi.
2. Căn nguyên: Varicella – zoster (VZV) là một loại Herpesviruses. Kích thước 150 – 200nm. VZV có vỏ lipid bao quanh nhân nucleocapsid, chuỗi kép AND. VZV có thể lây truyền qua nước bọt, trực tiếp ở các tổn thương da.
3. Triệu chứng lâm sàng
- Đặc điểm của bệnh: Tổn thương bị một nửa cơ thể. Mụn nước, bọng nước phân bố theo khuynh hướng hạch thần kinh cảm giác. Hay để lại di chứng đau sau zona. Bệnh chia làm 3 giai đoạn: Tiền triệu, Giai đoạn nhiễm trùng, Giai đoạn đau sau zona
- Giai đoạn tiền triệu: Đau, đau nhạy cảm, dị cảm ở vùng da trước khi xuất hiện tổn thương. Triệu chứng toàn thân: cúm, sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Một số có tổn thương thần kinh nhưng không có tổn thương da. Đau xuất hiện trước 2 – 3 ngày, nên thường nhầm với các bệnh khác.
- Giai đoạn nhiễm trùng: Tổn thương ngứa nhưng không đau. Một số có tổn hại dây thần kinh nhưng không có tổn thương da. Tổn thương cơ bản: mụn nước, bọng nước, sau đó thành mụn mủ, đóng vảy tiết. Tổn thương trên nền da đỏ, phù nề giữa là mụn nước, đôi khi xuất huyết, lõm giữa như bánh dầy. Sau khi vỡ để lại vết trợt, vảy tiết, hoại tử, sẹo. Vị trí: đầu, mặt, cổ, mông đùi; số ít xuất hiện ở niêm mạc miệng, sinh dục, bàng quang. Ngực (>50%), cổ (20%), đầu mặt (15%), thắt lưng(10%), suy giảm miễn dịch lan tỏa như thủy đậu.
- Giai đoạn mạn tính: Sau khi khỏi tổn thương da, đau vẫn còn kéo dài. Cảm giác bỏng rát, đau dấm dứt, đau nhói. Đau sau zona là sau hơn 1 tháng (3 tháng).Trẻ em ít gặp, 30% ở người >40 tuổi, đặc biệt ở vùng mặt. Toàn thân: nhức đầu, mệt mỏi, sốt, đôi khi trầm cảm, lo âu. Tùy thuộc vào dây thần kinh bị tổn thương. Biến chứng: bội nhiễm, loét, hoại tử, sẹo. Mụn nước lưu vong – thủy đậu. Đau ngực, tim, não – màng não gặp người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch và bệnh nhân có mụn nước lưu vong. Biến chứng liệt 1/2 mặt, viêm võng mạc. Suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS, ung thư bệnh tái phát, nặng, lâu khỏi.
4. Điều trị
- Acyclovir 800mg, uống 5 lần/ngày x 7-10 ngày;
- Valacyclovir 500mg, uống 2-3 lần/ngày x 7 ngày;
- Famciclovir, uống 500-750mg, 3 lần/ngày x 7 ngày
- Điều trị sớm đủ liều sẽ ngăn ngừa tiến triển của bệnh, hạn chế biến chứng, giảm đau khi đang điều trị, sau zona
- Cocticoid phối hợp giảm triệu chứng, cũng như đau sau zona, đặc biệt trong Hội chứng Ramsay – Hunt. Không nên dùng trong trường hợp bệnh lan rộng.
- Điều trị đau sau zona: Aspirin, gabapentin, Amitriptilin…
- Tại chỗ: Bôi millian, castellani, hồ kẽm, tyrosua…
- Các phương pháp khác: laser He-Ne, laser nội mạch.
5. Phòng bệnh
- Tiêm phòng vacxin Okavax: đề phòng mắc thủy đậu, giảm mức độ nặng của bệnh, hiệu quả phòng zona. Sau 2 lần tiêm có thể phòng được 90% trường hợp. Kháng thể có thể tồn tại 10 năm.
- Globulin miễn dịch đặc hiệu(Zoster immune globulin – ZIG) sử dụng trong vòng 10 ngày khi tiếp xúc phơi nhiễm với BN thủy đậu.
.png)
.png)
Một số hình ảnh bệnh zona (nguồn internet)
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link