THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG SẮC TỐ DA
1.Đại cương
Ngày nay việc làm đẹp trở nên thông dụng và phổ biến hơn, ai cũng mong muốn mình có 1 làn da khỏe và đẹp từ bên trong ra bên ngoài. Một làn da vừa trắng hồng, khỏe khoắn là điều mong mỏi của tất cả mọi người, nhất là các chị em phụ nữ. Chính bởi lẽ đó nên hiện nay có nhiều chất làm trắng và chống lão hóa được dùng trong trị liệu điều trị tăng sắc tố và lão hóa da như Hydroquinon, Tretinoin, acid azelaic…cũng như nhiều chất mới đang được nghiên cứu. Tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả các chất làm trắng cũng như lão hóa da và thường 2 tác dụng hay đi song hành với nhau.
2. Sinh lý tạo sắc tố da
Sự phối hợp đa dạng giữa hắc tố melanin và hemoglobin trong mao mạch ở da là những yếu tố chủ yếu tạo nên màu sắc của da người. Hắc tố melanin là một protein màu (chromoprotein) được tổng hợp từ các tế bào hắc tố (melanocyte) nằm ở lớp đáy của biểu bì. Tế bào hắc tố có tua len lỏi vào khe giữa các TB tạo sừng của biểu bì, chủ yếu là lớp đáy và lớp gai. Trong bào tương của TB hắc tố có chứa các “túi hắc tố”đa phân tử được gọi là menanosom. Túi hắc tố là nơi tổng hợp và dự trữ hắc tố, dự trữ men tyrosinase và xảy ra cá hiện tượng sinh hóa hình thành hạt hắc tố. Khi quá trình tổng hợp hạt hắc tố hoàn thành, túi hắc tố đầy hạt hắc tố sẽ được đưa vào trong TB sừng bằng cách chuyển đến đầu chóp của các tua TB hắc tố, thắt lại và rụng vào khoảng gian bào. Các TB sừng kề bên hoặc sẽ thực bào hoặc hòa màng với các túi này. Khi vào bên trong TB sừng, các túi hắc tố có xu hướng phân tán trong bào tương, phủ lên phần trên của nhân TB, giúp bảo vệ TB khỏi các chùm tia cực tím. Tại biểu bì, TB sừng liên tục bong ra cho nên việc tổng hợp và vận chuyển các túi hắc tố đến các TB sừng cũng diễn ra liên tục để duy trì hắc tố trên da.
3. Phân loại tăng sắc tố da
3.1. Theo mô học
- Tăng sắc tố ở biểu bì:
+ Tăng sản xuất melanin: dát cà phê, bớt Becker, tàn nhang, tăng sắc tố sau viêm…
+ Tăng số lượng melanocyt: nốt ruồi, dày sừng da dầu…
- Tăng sắc tố ở lớp bì: bớt Hori, Ota, Ito, xăm mình….
- Tăng sắc tố hỗn hợp ở lớp biểu bì và lớp bì: bớt Becker, tăng sắc tố sau viêm, rám má…
3.2. Theo nguyên nhân
- Theo bẩm sinh, di truyền
+ Bẩm sinh: tàn nhang, dát cà phê, bớt Becker, bớt Ota, Ito, bớt Mông Cổ, nhiễm sắc tố dầm dề…
+ Di truyền: Hội chứng Leopard…
- Thứ phát
+ Rối loạn chuyển hóa: bệnh gai đen, thoái hóa bột…
+ Rối loạn nội tiết: Rám má, bệnh Addison…
+ Do dinh dưỡng: thiếu vitamin PP, A, B12…
+ Yếu tố vật lý: ánh nắng…
+ Viêm, khối u, bệnh hệ thống…
+ Các tác nhân bên ngoài tích tụ trong da: kim loại nặng như bạc, arsenic…hoặc thuốc như chloroquin, minocyclin…
4. Thuốc, hóa chất điều trị tăng sắc tố da
Điều trị tăng sắc tố thường khó khăn, lâu dài, dễ tái phát do đó nên phối hợp nhiều phương pháp để đạt kết quả tốt nhất.
- Thuốc ức chế tổng hợp melanin
- Hạn chế kích thích các TB hắc tố
- Corticoid tại chỗ
+ cơ chế tác dụng: hiện nay vẫn chưa rõ, có thể do ức chế tổng hợp các chất trung gian như prostaglandin và leukotrien đóng vai trò kích thích TB hắc tố tổng hợp melanin, đồng thời nó có tác dụng chống viêm, giảm khả năng hóa ứng động của BCĐN, bạch cầu đơn nhân và lympho bào.
+ Tác dụng không mong muốn: dỏ da, giãn mạch, trứng cá, rậm lông…
+ Chế phẩm: thường không dùng đơn độc mà hay phối hợp với các thuốc khác làm tăng hiệu quả và giảm kích ứng da do các thuốc khác như Retinoid, Corticoid phối hợp với Retinoid và Hydroquinon được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị rám má.
- Retinoid: là những chất có cấu trúc và tác dụng sinh học giống hoặc tương tự vitamin A.
+ Cơ chế tác dụng: tác động lên nhiều quá trình, hoạt hóa thụ thể hạt nhân để điều hòa phiên mã gen biểu hiện tyrosinase, do đó ức chế tổng hợp tyrosinase. Ngoài ra retinoid ức chế sự vận chuyển các melanosom từ TB hắc tố sang TB sừng và tăng tốc độ đổi mới TB sừng chứa sắc tố.
+ Tác dụng không mong muốn: có thể gây ngứa, đỏ da bong vảy, khô da…
+ Chế phẩm: có thể dùng đường uống hoặc bôi.
Retinoid hiện nay có 3 thế hệ: thế hệ 1 (Tretinoin, Isotretinoin nồng độ 0.01% đến 0.1%). Thế hệ 2 ( Etretinat, Acitretin) thường dùng đường uống. Thế hệ 3 (Tazaroten 0.05%-0.1%, Adapalene 0.1-0.3%) hấp thu qua da tốt hơn.
- Ức chế tyrosinase
- Hydroquinon:
+ Cơ chế: ức chế men tyrosinase, ngăn cản sự hình thành hoặc thoái hóa của melanosom và ức chế sự tổng hợp DNA, RNA trong TB hắc tố. Ngoài ra, hydroquinon còn ức chế hô hấp TB hắc tố do nó ức chế hoạt động của các enzym trong ty lạp thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ATP, làm giảm cung cấp năng lượng cho TB, do đó làm tăng sự phá hủy TB hắc tố.
+ Tác dụng không mong muốn: ngứa, ban đỏ, kích ứng. Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.
+ Chế phẩm: hydroquinon 2% và 4% đơn trị liệu hoặc phối hợp với retinoid, corticoid…
- Mequinol là dẫn xuất ether của Hydroquinon
+ Nghiên cứu cho thấy việc phối hợp Mequinol 2% và Tretinoin 0.01% có hiệu quả cao hơn so với hydroquinon trong điều trị đồi mồi. Sản phẩm phối hợp này được FDA công nhận là an toàn và hiệu quả trong điều trị đồi mồi.
+ Tác dụng không mong muốn: ngứa, đỏ da, bong vảy, bỏng rát
+ Chế phẩm: mequinol2% dùng kết hợp Tretinoin 0.01%
- Acid azelaic: đây là một aicid dicarboxylic bão hòa, được sản xuất bởi nấm Melassezia furfur.
+ Cơ chế tác dụng: ức chế có hồi phục với tyrosinase và các enzym hô hấp của ty lạp thể, giảm sản xuất các gốc tự do, ức chế enzym DNA polymerase, do đó ức chế tổng hợp DNA và gây độc TB có chọn lọc trên TB hắc tố tăng hoạt hóa. Acid azelaic không gây mất sắc tố trên da thường.
+ Hiệu quả: acid azelaic 20% có hiệu quả tương đương hydroquinon 4% trong điều trị rám má mà ít tác dụng không mong muốn hơn.
+ Tác dụng không mong muốn: ngứa, bỏng rát, châm chích, đỏ da….
+ Chế phẩm: acid azelaic 10-20% dùng đơn độc hoặc kết hợp retinoid, vitamin C…
- Ngoài ra còn 1 số chế phẩm khác như Aloesin, acid gallic…
2. Các chất chống oxy hóa
2.1. Vitamin C (acid ascorbic)
- Khả năng ức chế tyrosinase của acid ascorbic gấp 5 lần acid kojic. Một nghiên cứu so sánh acid ascorbic 5% với hydroquinon 4% trong điều trị rám má thấy tỷ lệ cải thiện là 62.5% và 93% nhưng tác dụng không mong muốn của acid ascorbic là 6.2% và hydroquinon là 68.7%.
- Tác dụng không mong muốn: ngứa, ban đỏ, khô da, giảm sắc tố lông tóc móng…
- Chế phẩm: có nhiều dạng như cream, lotion, serum…đơn độc hoặc kết hợp vitamin E, retinoid. Nồng độ để VTM C có tác dụng sinh học cần cao >8%.
2.2. Vitamin E
Là chất chống oxy hóa tự nhiên, có tính ưa mỡ, có nhiều trong các loại hạt, rau bina, dầu oliu, dầu hướng dương…
- cơ chế tác dụng: ngăn chặn các chất oxy hóa tấn công các acid béo không bão hòa trên màng TB và cản trở sự peroxyd hóa lipid màng TB
- Tác dụng không mong muốn: dùng VTM E dường uống liều cao và kéo dài có thể gây buồn nôn, tiêu chảy co thắt dạ dày, mệt mỏi, nhức đầu….
- Chế phẩm: các sp VTM E có nồng độ 0.5-1% thường được dùng phối hợp VTM C và A.
2.3. Glutathion
- Là chất chống oxy hóa tự nhiên, con người có thể tự tổng hợp được ở gan từ L-cystein
- Cơ chế tác dụng: trung hòa các gốc tự do và peroxyd, những chất có thể góp phần hoạt hóa tyrosinase và hình thành melanin.
- Chế phẩm: thường ở dạng uống như Glutathion 500mg, có thể đơn độc hoặc kết hợp cùng VTM C trong cùng sản phẩm.
3. Các thuốc/hóa chất ngăn chặn vận chuyển các melanosom sang TB sừng
3.1. Niacinamid
Là 1 dạng có hoạt tính sinh học của VTM B3, tan trong nước, không được dự trữ trong cơ thể.
- Cơ chế tác dụng: ngăn chặn sự vận chuyển melanosom từ TB hắc tố sang TB sừng thông qua ức chế thụ thể hoạt hóa protease (PAR – 2).
Niacinamid tại chỗ còn có tác dụng chống viêm, ức chế đáp ứng miễn dịch do ánh sáng, cải thiện tình trạng lão hóa da.
- Tác dụng không mong muốn: Niacinamid đường uống có thể gây đỏ da, mày đay, viêm miệng, đau đầu, ợ nóng, buồn nôn, khô tóc, mệt mỏi…
- Chế phẩm: các sản phẩm Niacinamid có nồng độ 2-10%.
3.2. Chiết xuất đậu nành
- Chiết xuất đậu nành hiện đang được chế tạo đơn lẻ hoặc kết hợp với các chất khác như retinol và KCN trong các sản phẩm dược mỹ phẩm đặc biệt là dưỡng ẩm, giúp giảm các dấu hiệu của ánh sáng mặt trời trên da.
4.Loại bỏ sắc tố và các TB nhiễm sắc tố
4.1. Lột da
- Cơ chế: sử dụng 1 vài chất hóa học bôi lên da, gây bỏng hóa chất có kiểm soát nhằm phá hủy 1 phần hoặc toàn bộ biểu bì và có thể cả lớp bì dẫn đến loiaj bỏ các tổn thương sắc tố nhờ bong vảy da và tiếp theo là sự tái sinh của các mô mới.
- Phân loại:
+ Rất nông: loại bỏ lớp sừng (độ sâu 0.06mm)
+ Nông: loại bỏ tổn thương từ lớp hạt đến trên lớp màng đáy (độ sâu 0.45mm).
+Trung bình: đạt đến nhú bì (độ sâu 0.6mm)
+ Sâu: đạt đến giữa lớp dưới hạ bì (độ sâu 0.8mm).
- Chỉ định:
+ Lột nông: rối loạn sắc tố biểu bì, rám má, trẻ hóa da…
+Lột sâu: RL sắc tố ở lớp bì, lão hóa da do ánh sáng, trứng cá đỏ, sẹo nông…
- Chống chỉ định:
+ Nhiễm khuẩn cấp hoặc đang có viêm da ở vùng lột.
+ Suy giảm miễn dịch tự nhiên/mắc phải
+ Đang dùng thuốc tăng nhạy cảm với ánh sáng (doxycyclin, vitamin A acid…) điều trị bằng Isotretinoin trong khoảng 1 tháng gần đây.
+ Có cơ địa sẹo lồi…
- Biến chứng có thể gặp
+ Tăng sắc tố sau viêm,
+ Viêm da dạng trứng cá: có thể gặp giai đoạn tái tạo biểu mô
+ sẹo lõm: nếu lột sâu.
- các hóa chất thường dùng:
AHA: nồng độ thấp thúc đẩy đổi mới biểu bì bằng cách giảm sự gắn kết giữa các TB và kích thích sự tăng sinh trong lớp cơ bản.
BHA, TCA….
Nguồn:Trung tâm da liễu Hải Phòng Copy link